Vietjet Air tặng 20kg hành lý ký gửi cho hạng vé Eco bay giữa Việt Nam và Melbourne, Sydney, Brisbane, Adelaide và Perth.
Những địa điểm ngắm cực quang tại New Zealand đẹp nhất
Có lẽ trong cuộc đời mỗi người đều ao ước được nhìn thấy sao băng một lần. Tuy nhiên, không phải lúc nào điều ước ấy cũng thành sự thật. Nhưng tại New Zealand, đó lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Khi đêm đen buông xuống tại những khu vực hẻo lánh, cách xa các thành phố rực rỡ ánh đèn cùng nhà cao tầng, một bầu trời đầy sao như dải ngân hà lại trở nên lung linh hơn bao giờ hết, thắp sáng cả những nơi tối tăm nhất. Hiện tượng đó là Nam Cực Quang (tiếng Anh là Aurora Australis) thường xảy ra ở những đất nước nằm tại Nam Bán Cầu, trong đó có New Zealand. Tiến sĩ Ian Griffin – nhà thiên văn học nổi tiếng thế giới đã trả lời phỏng vấn của kênh CNN Travel rằng “New Zealand là một nơi rất tuyệt vời để ngắm cực quang, trong 5 năm, ông đã thấy nó ít nhất 200 lần”. Hãy tới những địa điểm ngắm cực quang tại New Zealand sau đây để được đứng dưới bầu trời đầy sao và bị chinh phục bởi những dải ánh sáng đủ màu sắc mềm mại, uyển chuyển, nhảy múa liên tục nhé!
Hồ Tekapo
Điểm ngắm cực quang tại New Zealand đầu tiên mà Tiến sĩ Ian Griffin đề cập tới chính là Khu bảo tồn bầu trời đêm lớn nhất thế giới – Aoraki Mackenzie International Dark Sky Reserve – vành đai núi lửa tại hồ Tekapo. Khu vực xung quanh Aoraki (hay còn gọi là đỉnh Cook – Mount Cook) là nơi bảo tồn bầu trời đêm thứ nhất tại New Zealand, bởi vậy hồ Tekapo đã trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng tại xứ sở Kiwi. Tại Đài thiên văn Mt.John (Mt. John Observatory), bạn hoàn toàn có thể quan sát toàn bộ vũ điệu cực quang rực rỡ, phản chiếu trên nền trời đen thông qua những lăng kính viễn vọng vi diệu.
Đảo Steward
Nằm ngoài khơi đảo Nam, bạn chỉ có thể tới vùng đất thần tiên này bằng phà hoặc máy bay. Khoảng 85% diện tích hòn đảo thuộc Công viên Quốc gia Rakiura, nhờ vậy ngoài việc ngắm cực quang, du khách còn có thể tham gia các hoạt động giải trí khác như đi bộ, chèo thuyền kayak, câu cá hoặc lặn. Thời điểm đẹp nhất để tới đảo Steward và thưởng thức màn trình diễn của các vì tinh tú trên bầu trời chính là mùa đông. Bạn có thể quan sát cực quang từ đài quan sát gần trung tâm thị trấn Oban. So với các địa điểm ngắm cực quang tại New Zealand ở Bắc Bán Cầu, nơi hiện tượng kỳ ảo này thường xuyên diễn ra ở trên cao, thì tại đảo Steward, cực quang tương đối thấp. Điều này có nghĩa bạn có thể ghi lại những hình ảnh đáng yêu về cực quang trên núi hoặc ảnh phản chiếu của nó trên mặt hồ và sông.
Bán đảo Otago (The Otago Peninsula)
Trải dài từ phia Đông Nam của đảo Nam New Zealand, bán đảo Otago là thiên đường của những loài động thực vật. Ban ngày bạn có thể khám phá cuộc sống hoang dã kỳ thú của các loài động vật như chim cánh cụt hay hải âu. Còn khi màn đêm buông xuống? Hãy ngồi trên một chiếc ghế xếp, quan sát những chuyển động đa màu sắc của cực quang, lắng nghe tiếng sóng biển dào dạt xô bờ, và bạn sẽ không còn gì phải hối tiếc nữa. Nếu may mắn, bạn có thể gặp những chú hải cẩu nằm phơi mình ngắm sao trên cát, vô tình trở thành bạn đồng hành của bạn trên con đường chinh phục bóng tối đó.
Khu vực Catlins (The Catlins)
Xa hơn về phía Nam dọc theo đường bờ biển, giữa Dunedin và Invercargill, vùng Catlins được biết đến với những thác nước dữ dội và hùng vĩ, những khu rừng rậm rạp và bờ biển cuộn sóng. Nhưng sau những ngày hè dài đằng đẵng, mùa đông tại Calins lại bình yên hơn bao giờ hết. Tiến sĩ Claffin nói rằng New Zealand là một trong những nơi hiếm hoi trên trái đất mà bạn có thể quan sát cực quang vào mùa hè.
Quần đảo Chatham (Chatham Islands)
Là một vùng đất xa xôi nhất tại xứ sở Kiwi với dân số chỉ khoangr600 người, Quần đảo Chatham lại là một trong những địa điểm ngắm cực quang tại New Zealand tuyệt vời nhất. Trong những đêm trời quang, con đường quanh khu đầm phá Te Whanga trở thành khung cảnh đắt giá của những tay săn ảnh bởi bầu trời đầy sao nơi đây.
Những sự thật thú vị về cực quang
Cực quang là gì?
Cực quang là hiện tượng thiên nhiên kỳ thú được nhìn thấy rõ nhất ở những nơi nằm gần các vùng cực của Trái đất. Hiện tượng này xảy ra do sự va chạm của các hạt trong gió mặt trời và khí trong bầu khí quyển. Khi xảy ra cực quang, bầu trời xuất hiện các dải sáng liên tục chuyển động và thay đổi, trông giống như những dải lụa màu trên cao. Cực quang diễn ra ở Bắc bán cầu Trái đất được gọi là bắc cực quang, hay ánh sáng bắc cực, còn ở Nam bán cầu gọi là nam cực quang.
Thời điểm ngắm cực quang đẹp nhất tại New Zealand là khi nào?
Thời điểm thích hợp để bạn có thể chiêm ngưỡng hiện tượng cực quang là vào mùa đông, bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 9.
Màu sắc của cực quang?
Những dải ánh sáng này hầu hết mang màu xanh lá cây. Tuy nhiên đôi khi chúng lại là sự hòa quyện giữa xanh lá cây, hồng, đỏ, tím và trắng, tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp trên bầu trời.
LIÊN HỆ TƯ VẤN VÀ ĐẶT TOUR DU LỊCH ÚC – NEW ZEALAND
FantaSea Hà Nội: Tầng 4, Hà Thành Plaza, 102 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội. Tel: 024.6258 8855
FantaSea Sài Gòn: Tầng 2, 41A Nguyễn Phi Khanh, Quận 1, TPHCM. Tel: 028.6298 8855
FantaSea Sydney: Suite 801, 33 Devonshire, Chatswood, NSW 2067. Tel: 042 118 3888
Email: sales@fantasea.vn | Web: www.fantasea.vn & www.ozgo.vn